Thủ tục và biểu mẫu
XIN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nộp 03 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm những giấy tờ sau:
1. Đối với người đã thành niên (từ 18 tuổi trở lên):
Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (có dán ảnh)
hoặcĐơn dùng cho người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam cho người được đại diện (có dán ảnh).
Bản khai lý lịch (có dán ảnh).
- Hộ chiếu, Căn cước công dân của Đức hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế.
- Giấy tờ chứng minh đã từng có quốc tịch Việt Nam (Quyết định thôi quốc tịch Việt Nam, Giấy khai sinh Việt Nam, Hộ chiếu Việt Nam cũ…).
- Phiếu lý lịch tư pháp do Đức cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Giấy tờ chứng minh việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật của Đức do cơ quan có thẩm quyền Đức cấp.
Trường hợp Đức không quy định việc cấp loại giấy tờ này thì cần có:Bản cam đoan về việc cơ quan Đức không quy định việc cấp loại giấy tờ này và việc xin giữ quốc tịch Đức khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của Đức.
Bản cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước CHXNCN Việt Nam.
2. Đối với người chưa thành niên (dưới 18 tuổi):
- Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của con hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ.
- Nếu con xin trở lại Quốc tich Việt Nam cùng cha hoặc mẹ thì cần có
Văn bản Thỏa thuận
có đủ chữ ký của cha, mẹ về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam cho con.
3. Yêu cầu hồ sơ:
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Đức cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt, bản dịch phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính; bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc cấp từ sổ gốc. Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu.
- Các giấy tờ khác (Đơn, tờ khai …) phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.
